Các vị trí trong phòng SEO

Sự phát triển mạnh mẽ của Digital marketing đã làm thay đổi cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra nhiều vị trí mới trong ngành Digital Marketing. Trong bài viết này, Congtyseo sẽ giúp bạn khám phá những vị trí trong phòng SEO, công việc đang hot và mới mẻ hiện nay.

SEO là gì?

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực thiết kế website hoặc Marketing Online, ít nhiều thì bạn cũng  đã nghe tới các thuật ngữ về SEO vậy rốt cuộc SEO là gì? 

SEO là viết tắt của từ Search Engine Optimization là một tập hợp các phương pháp nhằm tối ưu nâng cao thứ hạng của  website trong bộ máy tìm kết quả tìm kiếm. Các phương pháp gồm việc tối ưu hóa Onpage và Offpage.

SEO là làm gì?

Lập kế hoạch cho SEO 

Lập kế hoạch từ khóa SEO là quá trình tìm kiếm và lựa chọn các từ khóa phù hợp nhất để tối ưu hóa trang web của bạn cho các công cụ tìm kiếm. Kế hoạch từ khóa SEO là bước quan trọng trong chiến lược SEO của bạn, nó giúp định hướng cho các hoạt động tối ưu hóa trang web của bạn và tăng khả năng xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.Lập kế hoạch từ khóa SEO là quá trình tìm kiếm và lựa chọn các từ khóa phù hợp nhất để tối ưu hóa trang web của bạn cho các công cụ tìm kiếm. Kế hoạch từ khóa SEO là bước quan trọng trong chiến lược SEO của bạn, nó giúp định hướng cho các hoạt động tối ưu hóa trang web của bạn và tăng khả năng xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu từ khóa 

Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ và cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu những gì khách hàng của bạn tìm kiếm trên mạng và tạo nội dung phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này giúp tăng khả năng xếp hạng và tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn.

Thiết lập cấu trúc Web chuẩn SEO 

Cấu trúc Website là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược SEO cụ thể là lượng traffic. Nếu cấu trúc website của bạn chuẩn SEO, người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin 

Xây dựng Content chuẩn SEO 

Xây dựng nội dung chuẩn SEO là quá trình tạo ra nội dung trên trang web của bạn sao cho phù hợp với các yêu cầu của các công cụ tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng của bạn. Điều này giúp tăng khả năng xếp hạng của trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng truy cập trang web chất lượng.

Tối ưu  Onpage 

Đây là công việc mà  SEOer nào cũng cần phải làm. Tối ưu onpage bao gồm các công việc như: tối ưu cấu trúc web, thẻ meta title, thẻ meta description,..

Tối ưu Offpage 

Sau khi tối ưu Onpage, thì các yếu tố như xây dựng backlink và internal link cũng vô cùng quan trọng trong offpage. Nếu có thể tối ưu tốt sẽ giúp tăng độ uy tín và tính chuyên nghiệp website của bạn. 

Tối ưu trải nghiệm người dùng 

Khi làm SEO nên đặt mình vào vị trí của khách hàng để có thể hiểu  và tối ưu website của mình cho phù hợp. 

Phân tích và nghiên cứu đối thủ 

Một trong những phương pháp SEO hiệu quả đó là nghiên cứu đối thủ, xem họ đang có và đang thực hiện như thế nào.

Đo lường hiệu quả 

Thông qua các con số được hiển thị  trên các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, bạn có thể phân tích được hiệu quả của chiến dịch mà đang thực hiện. 

Lập báo cáo và so sánh với kế hoạch đã đặt ra 

Báo cáo giúp bạn đo lường được hiệu quả của dự án, có đạt được mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch. Từ đó cải thiện và chỉnh sửa để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các vị trí trong lĩnh vực SEO 

Ngành SEO không chỉ có nhu cầu tuyển dụng lớn mà lĩnh vực SEO còn có nhiều vị trí trong công việc khác nhau. Sau đây là các vị trí việc trong lĩnh vực SEO bạn nên biết:

1. SEO Intern 

SEO Intern là vị trí mà thực tập sinh phụ trách các công việc liên quan đến SEO. Các thực tập sinh sẽ hỗ trợ nhân viên SEO thực hiện các công việc liên quan như: viết bài, tối ưu hóa content, lên báo cáo từ khóa,…

Về cơ bản, công việc của thực tập sinh sẽ phụ thuộc vào công ty phân công. Nguyên tắc làm SEO là giống nhau nhưng mỗi nơi sẽ có cách làm và hướng dẫn  khác nhau.

Khi thực tập ở các công ty yêu cầu SEO inter sẽ khác nhau và quy định làm việc cũng khác nhau, các công ty sẽ yêu cầu inter làm việc tối thiểu 2 tháng hoặc 6 tháng trở lên. Khi làm SEO intern bạn sẽ có cơ hội học tập, phát triển rèn luyện thêm kỹ năng và kiến thức chuyên môn về  SEO.

2. Chuyên viên SEO 

Chuyên viên SEO là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động SEO của công ty như là: phân tích từ khóa và xây dựng chiến lược content, tối ưu website, phân tích hiệu quả của website,… Đồng thời họ cũng sẽ chịu trách nhiệm về các chiến dịch SEM trên Google để tối ưu ROI cho công ty.

Các Chuyên viên SEO phải hiểu rõ các thuật toán và các thức điều hành của Google, luôn cập nhật thuật toán mới mà Google cập nhật.

Thông thường, các chuyên viên SEO sẽ làm chung một dự án và sẽ đảm nhận một vai trò, nhiệm vụ riêng từ người.

3. SEO Leader 

SEO Leader là người trách nhiệm quản lý đội ngũ SEO của công ty. Họ sẽ đánh giá tổng thể chiến lược SEO và phối hợp với nhóm Digital để chạy chiến dịch, nhằm đạt được hiệu quả các mục tiêu  đã đưa ra về tối ưu web, content… 

Trước khi trở thành SEO Leader bạn cũng sẽ phải trải qua vị trí SEO. Và có thể hiểu SEO Leader chính là những SEOer có nhiều kinh nghiệm thực chiến và có kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhóm làm việc.

4.  SEO Manager 

SEO Manager là vị trí chịu trách nhiệm quản trị dự án và đánh giá hoạt động của SEO trên phương diện tổng thể và lập kế hoạch SEO, quản lý bộ phận nhân sự SEO. Họ sẽ là người cùng làm việc lãnh đạo các bộ phận, các team khác trong công ty để tìm ra phương án thực hiện chiến lược SEO một cách hiệu quả nhất và đảm bảo các dự án diễn ra thuận lợi.

Mô tả công việc nhân viên SEO

Có nhiều bạn mới tìm hiểu về SEO thuòng đặc câu hỏi Nhân viên seo là làm gì? Tuỳ thuộc vào quy mô của công ty, nội dung công việc của nhân viên SEO có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, các trách nhiệm của nhân viên SEO bao gồm:

  • Thực hiện kiểm tra, thu thập, phân tích dữ liệu và kết quả của dự án, xác định xu hướng và thông tin chi tiết để đạt được ROI trong các chiến dịch tìm kiếm phải trả tiền.
  • Theo dõi,phân tích trang web và báo cáo, đưa ra các sáng kiến, chuẩn bị cho chiến dịch..
  • Quản lý chi phí dự án dựa trên ngân sách, ước tính chi phí hiệu quả và đối chiếu chênh lệch.
  • Tối ưu hóa landing page để SEO tốt hơn.
  • Thực hiện báo cáo và tối ưu hóa từ khóa liên tục.
  • Nghiên cứu, phân tích các liên kết mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện.
  • Thực hiện chiến lược, xây dựng liên kết.
  • Làm việc với bộ phận marketing để thúc đẩy SEO trong việc sáng tạo ra nội dung.

 Mức lương các vị trí trong phòng SEO 

Nhìn chung hiện nay mức lương nghề SEO khá tốt và ổn định. Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc và năng lực của bạn dựa trên kết quả đánh giá công việc.

Sau đây là mức lương các vị trí SEO để bạn có thể đọc tham khảo:

+ SEO intern: lương từ 1 – 3 triệu/tháng.

+ Chuyên viên SEO: lương từ 7 – 10 triệu/tháng.

+ SEO Leader: có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm trở lên, sẽ nhận mức lương từ 10 – 20 triệu/tháng.

+ SEO Manager: từ 5 năm kinh nghiệm trở lên, có thể nhận mức lương trên 20 triệu/tháng.

Các số liệu bên trên cũng giúp trả lời câu hỏi mà các bạn mới tìm hiểu về SEO thường thắc mắc đó là Làm seo lương bao nhiêu?

Câu hỏi thường gặp

SEO là viết tắt của từ gì?

SEO là từ viết tắc của cụm từ Search Engine Optimization dịch sang tiếng Việt là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Nhân viên SEO là gì?
Nhân viên SEO chính là người sự đảm nhiệm công việc SEO của công ty. Cụ thể, nhân viên SEO sẽ là người lên kế hoạch SEO, thực hiện và quản lý chiến lược SEO của dự án.

Cách trở thành SEOer

Để trở thành một SEOer thì phải có đầy đủ các yếu tố và kỹ năng kết hợp lại, cũng giống như các nghề khác khi theo đuổi một công việc cần phải có lòng đam mê, yêu thích công việc thì bạn mới có thể trở thành một SEOer chuyên nghiệp.