Những sai lầm lớn nhất về SEO: 7 thảm họa về công cụ tìm kiếm cần tránh

Những thứ nhỏ bé tạo nên sự khác biệt lớn. Trong marketing kĩ thuật số, điều này lại đặc biệt chính xác. Kĩ thuật số là việc làm đúng hàng trăm việc nhỏ.

Một vài trong những điều đó liên quan tới tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và thứ hạng. Và vài sai lầm trong lĩnh vực này gây ra những thảm họa to lớn, phá vỡ các giao dịch và thứ hạng.

Bài đăng này như một bản tóm tắt nhanh những sai lầm lớn nhất về SEO khi sử dụng các công cụ tìm kiếm. Đây chính là những điều nhỏ nhặt có thể làm chìm cả con tàu, kéo bạn xuống trong các công cụ tìm kiếm, xuống tới vực thẳm của độ không tương thích SEO.

Xóa chính trang của bạn khỏi Google

Điều đối lập với tìm kiếm thân thiện là gì? Tìm kiếm thô lỗ. Đây là cách để trở nên thô lỗ với Google và bảo họ hãy lờ đi website của bạn.

Đây là một cách chắc chắn để đánh chìm chính trang của bạn.

Có một địa điểm ở đây tại Chicago mà diễn ra tất cả các loại chương trình. Ai cũng đều yêu thích nó. Nhưng nếu hỏi Google về thời gian trình diễn, bạn sẽ nhận được điều này…

Chính xác. Đây là những gì mà thông báo nhỏ đó nói…

Mô tả cho kết quả này không tồn tại vì file robots.txt của trang.

File robots.txt chỉ là một nơi để trao đổi với các công cụ tìm kiếm. Mỗi trang đều có hoặc nên có một file như vậy. Để thấy file của bạn, chỉ cần đi tới ww.YourWebsite.com/robots.txt. Khi đó, hãy đảm bảo nó không trông như này.

File này khiến mọi công cụ tìm kiếm (User-agent:*) bỏ qua mọi thứ (Disallow:/).

Thật tệ.

Đây là một lỗi SEO đặc biệt lớn vì Google hiện rất giỏi trong việc giúp mọi người tìm thời gian trình diễn. Nó có thể trông giống như này.

Rất đẹp, đúng chứ? Một cách đẹp và đơn giản để giúp khán giả của bạn biết được thông tin những gì đang được trình chiếu.

Thực chất,  các lỗi SEO nghiêm trọng cũng xuất hiện trong file robots.txt: “noindex.” Nó sẽ hoàn toàn loại bỏ trang của bạn khỏi Google.

Việc này cũng có thể có ích để thêm Extranet hoặc một khu vực đăng nhập. Nhưng nhìn chung, bạn không muốn phá hoại một website marketing.

Vậy giải pháp là gì?

Hãy chắc chắn rằng file robots.txt của bạn cho phép Google thu thập thông tin và thêm website của bạn vào danh mục một cách đúng đắn. Đây là một hướng dẫn đơn gỉan về những nguyên tắc robots.txt tốt nhất mà có thể có ích.

Hãy cùng chuyển đến một thảm học tiềm năng tiếp theo. Sai lầm phổ biến này cũng về quản lí việc xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Thiếu quản lí liên kết trang

Gần đây bạn có Google thương hiệu của mình không? Bạn nên làm vậy chứ. Có thể bạn sẽ thấy thứ hạng của mình ở hàng đầu và ngay phía dưới phần thông tin dưới kết quả tìm kiếm là sáu liên kết màu xanh. Chúng được gọi là “sitelinks”.

Với đa số các trang, một lượng khách truy cập đáng kể đến từ những tìm kiếm Google về tên thương hiệu. Vậy nên nhiều người thấy sitelinks và chúng trở thành những điểm quan trọng truy cập website.

Nhưng hầu như không có marketers nào chủ động kiểm tra hay quản lí chúng. Nhiều thương hiệu có sitelinks không liên quan tới marketing (như “đăng nhập”) hay thừa thảo (một số trang giống nhau nên tưởng như rất liên quan tới nhau).

Đây thật sự là một vấn đề mà bạn cần chủ động quản lí.

Giải pháp:

Rất dễ để bạn kiểm soát các sitelink bằng Google Search Console (trước được gọi là Google Webmaster Tools). Nhưng cách này lại hơi tốn thời gian vì nó không biết những gì được bao gồm. Bạn cho nó biết những gì KHÔNG bao gồm. Cách thực hiện như sau:

  1. Đăng nhập vào Google Search Console
  2. Đi tới Search Appearance, sau đó chọn Sitelinks
  3. Thêm URL bất kì trang nào bạn không muốn nó xuất hiện như một sitelink
  4. Chọn “Demote”

Sau khoảng một ngày, bạn tìm kiếm thương hiệu của mình một lần nữa. Nếu bạn vẫn thấy những liên kết bạn không thích, hãy vào lại Search Console và thực hiện lại những bước trên. Đây là kinh nghiệm SEO cho người mới bắt đầu cần lưu ý.

Nhằm mục tiêu những cụm từ không ai tìm kiếm

Việc xếp hạng cho một cụm từ không mang lại lưu lượng truy cập có thể ổn nhưng thực chất nó chỉ hão huyền mà thôi.

Hãy nhập một cụm từ khóa có khả năng vào Google Keyword Planner. Nếu bạn thấy một đường kẻ đứt đoạn thay vì một con số, có nghĩa cụm từ đó đã được tìm kiếm trung bình dưới 10 lần mỗi tháng trong 12 tháng quá.

Như này không thật sự có nghĩa là không được tìm kiếm, nó chỉ có nghĩa tần suất cụm từ đó được tìm kiếm rất thấp. Nếu có chứng cứ khác chỉ ra có nhu cầu về topic này (ví dụ, Gooogle gợi ý cụm từ khi bạn gõ những cụm từ tương tự vào hộp tìm kiếm), nó vẫn có thể là mục tiêu đáng giá.

Giải pháp:

Hãy nhằm mục tiêu các cụm từ khi bạn có vài dấu hiệu mọi người đang tìm kiếm chúng, hoặc vì chúng có những tìm kiếm “-” nhiều hơn theo Keyword Planner hoặc những cụm từ đó được gợi ý trong Google.

Chọn những cụm từ quá cạnh tranh

Đây là một  trong các lỗi SEO phổ biến: nhắm mục tiêu những cụm từ siêu phổ biến mà bạn không có cơ hội với chúng. Khi nào thì việc nhắm mục tiêu một cụm từ ít phổ biến có ý nghĩa? Chính là khi những cụm từ phổ biến hơn quá cạnh tranh.

Đây là điều mà hầu hết mọi người không hiểu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Nếu những trang web có xếp hạng cao hơn cho một từ khóa mục tiêu khác có quyền lực hơn trang của bạn, bạn sẽ không có lấy một cơ hội để lọt vào bảng xếp hạng, đồng nghĩa với từ khóa không lên top và trang web của bạn không được xếp  hạng.

Nhằm mục tiêu một cụm từ khóa chỉ nếu quyền lực của bạn tương đương vưới những websites có thứ hạng cao hơn khác.

  • Bạn có thể kiểm tra quyền lực của mình như thế nào? Hãy dùng Open Site Explorer.
  • Bạn có thể kiểm tra quyền lực của những trang có thứ hạng cao cho một cụm từ như thế nào? Hãy cài đặt Mozbar (một tiện ích của Chrome). Bật nó lên và tìm kiếm cụm từ đó.

Giải pháp:

Hãy chọn ra những đối thủ của bạn. Mỗi cụm từ lại có những đối thủ khác. Một số topic vô cùng cạnh tranh (đáng giá hàng triệu đô) trong khi số khác lại khá đơn giản để xếp hạng, chỉ tốn một chút công sức.

Nếu cảm thấy mình không thể đấu lại những trang web khác, bạn có thể chọn một cụm từ khóa khác.

Một khi đã chọn được những từ khóa cho mình, bạn cần đảm bảo không mắc phải những sai lầm về seo tiếp đây.

Quá nhiều từ khóa

Một vấn đề với việc quá nhiều từ khóa là các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận biết trường hợp này và phạt những trang web đó.

Quá nhiều từ khóa cũng như cụm từ khóa cũng không hay cho người truy cập vì họ có thể nghĩ rằng một trang web lại có quá nhiều những từ khóa giống nhau thật kì lạ.

Những trang có quá nhiều từ và cụm từ khóa không mang lại lợi ích trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và cho khách truy cập.

Title tag cho trang chủ chung chung

Title tag cho trang chủ của bạn là phần quan trọng nhất của bất động sản SEO trên website của bạn. Ví dụ, website của bạn là một quyển sách thì đây sẽ là đoạn chữ trên chính trang bìa.

Nó không chỉ quan trọng cho việc xếp hạng cao, mà còn để có được click nếu trong trường hợp bạn được xếp hạng. Nó ảnh hưởng tới tỉ lệ click vì nó thường xuất hiện như một liên kết trong những kết quả tìm kiếm Google.

Title tag trang chủ tồi tệ nhất từ trước đến nay là gì? Bạn đoán nó là … “nhà”.

Tại sao? Vì nó không nói lên được điều gì về những gì bạn làm. Nó không giúp cho thứ hạng của bạn hay giao tiếp với khách truy cập tiềm năng.

Giải pháp:

Hãy viết một title cho Google và mọi người biết bạn làm gì. Đây là những hướng dẫn nhanh gọn cho bạn.

  • Bao gồm một cụm từ khóa cho danh mục chính cho loại hình kinh doanh của bạn. Chọn từ khóa để SEO hiệu quả nó sẽ được nằm ngay trong title bài.
  • Bao gồm tên công ty ở cuối cùng, sau cụm từ khóa
  • Không hơn 55 kí tự (nếu dài hơn, nó sẽ bị cắt ngắn)

Không loại bỏ những robot tìm kiếm khỏi phân tích của bạn

Một phần lưu lượng truy cập của bạn thực chất là những robot công cụ tìm kiếm, không phải con người. Đối với hầu hết các trang, tôi không tin nghiên cứu (quá hạn) gợi ý 61% lưu lượng truy cập là robot, nhưng cũng có khả năng Analytics của bạn không thực sự chính xác.

Nếu bạn có lưu lượng truy cận trang rất thấp, có thể Analytics của bạn đang quá tải. Hãy xem Analytics của trang này:

60% khách truy cập là Referrals. Nó đến từ những website khác. Bây giờ, hãy cùng nhìn vào những trang họ đến từ:

Nhìn có vẻ mờ ám. Họ có thật sự là khách truy cập đến từ 100dollars-seo.com và best-seo-offer.com? Thật nghi ngờ. Đây là robot. Vậy nên đây là một ví dụ 60% lưu lượng truy cập thật sự từ robot!

Giải pháp:

Loại bỏ bớt khỏi Analytics rất dễ dàng. Bạn chỉ cần đi tới View Settings trong phần Admin và kiểm tra hộp dưới “Bot Filtering”.

Cách này có thể không loại bỏ được “ghót bots” và “zombie bots” nhưng nó sẽ loại bỏ tất cả robot IAB Siders & Robots Policy Board nhận diện.

Chìm hay bơi?

Thứ hạng tìm kiếm giống mọi thứ khác trong marketing kĩ thuật số: nó là hàng trăm thứ nhỏ tạo nên sự khác nhau. Mong là việc kiểm tra tám phần này trên trang của bạn sẽ tạo nên sự khác biệt giữa nổi lên và chìm xuống.