Làm thế nào để tối ưu hóa hình ảnh cho SEO

Giả dụ bạn là một blogger hoặc viết bài cho một tạp chí/trang báo online, bạn sẽ bắt gặp câu hỏi này hầu như mỗi ngày: liệu có nên chèn ảnh vào bài viết? Câu trả lời là “Có”. Hình ảnh tăng tính sinh động và có thể góp phần phát triển SEO cho bài viết. Trong bài đăng này, tôi sẽ giải thích các bước nên được áp dụng để hoàn toàn tối ưu hóa hình ảnh cho SEO.

 

Tối ưu hình ảnh là gì

Tối ưu hình ảnh là quá trình tối ưu hóa kích thước, định dạng và chất lượng của hình ảnh để giảm thiểu thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng khi truy cập trang web. Việc tối ưu hình ảnh bao gồm các hoạt động như giảm dung lượng hình ảnh, chọn đúng định dạng hình ảnh và sử dụng các công cụ tối ưu hóa hình ảnh để giảm thiểu kích thước file mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh.

Việc tối ưu hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong quá trình SEO website, vì nó giúp giảm thiểu thời gian tải trang và tăng khả năng xuất hiện của trang web trên kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, việc tối ưu hình ảnh cũng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn, đặc biệt là khi truy cập trang web trên các thiết bị di động.

Khi tối ưu hóa một hình ảnh, hãy chắc chắn rằng nó có thể nhỏ nhất có thể về kích thước tải xuống bằng cách sử dụng đúng công cụ nén hình ảnh. Một hình ảnh được tối ưu hóa hoàn hảo cũng có tên và alt text (phần văn bản/siêu văn bản được sử dụng để mô tả và thay thế cho các phần từ trên trang mà người dùng không thể đọc được) phù hợp, đồng thời, từ đó, công cụ tìm kiếm được tối ưu hóa.

Lợi ích của tối ưu hóa hình ảnh cho SEO

SEO hình ảnh là một phần quan trọng trong quá trình tối ưu hóa trang web và mang lại nhiều lợi ích cho trang web của bạn. Dưới đây là một số lợi ích chính của SEO hình ảnh:

  1. Tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm: Việc tối ưu hình ảnh giúp cho trang web của bạn có khả năng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, v.v. Điều này giúp tăng lượng traffic truy cập tự nhiên đến trang web của bạn.
  2. Cải thiện trải nghiệm người dùng: Hình ảnh là một phần quan trọng trong trải nghiệm người dùng trên trang web. Việc tối ưu hình ảnh giúp cho trang web tải nhanh hơn và giảm thiểu thời gian chờ đợi của người dùng, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.
  3. Tăng khả năng chia sẻ trên mạng xã hội: Hình ảnh là một phương tiện quan trọng để chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Việc tối ưu hình ảnh giúp cho hình ảnh được chia sẻ nhanh hơn và có chất lượng tốt hơn, đồng thời tăng khả năng thu hút người dùng chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội.
  4. Tăng khả năng tương tác với khách hàng: Hình ảnh là một phương tiện quan trọng để tương tác với khách hàng trên trang web. Việc tối ưu hình ảnh giúp cho hình ảnh được hiển thị đầy đủ và rõ ràng hơn, giúp cho khách hàng có thể tương tác dễ dàng và tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

Sử dụng hình ảnh

Hình ảnh, khi được chèn với sự suy xét kỹ lưỡng, sẽ giúp bài viết dễ hiểu, dễ đến với người đọc hơn rất nhiều. “Một bức ảnh thay ngàn lời muốn nói”. Đúng vậy. Có lẽ Google không như vậy, nhưng nó có thể tăng tính sinh động cho bài viết nhàm chán dài 1000 từ, minh họa chủ ý của người viết bằng đồ thị hoặc giản đồ luồng dữ liệu, hay đơn thuần là biến những nỗ lực phương tiện truyền thông hấp dẫn hơn.

Một lời khuyên đơn giản: hãy sử dụng hình ảnh ở mỗi bài báo online. Nó sẽ làm bài viết cuốn hút hơn.

Tìm kiếm hình ảnh phù hợp

Nếu có dịp chèn ảnh “chính chủ”, hãy làm như vậy nhé! Trang web nhóm bạn cần những bức ảnh do chính nhóm chụp, chứ không phải một anh chàng đứng bên phải hay một trong số stock photo của bạn anh ta. Ngoài lề: chưa kể đến anh chàng có thể cần cắt tóc.

Bài báo cần hình ảnh theo đúng chủ đề. Nếu sẽ sử dụng hình ảnh mà chỉ cần dùng hình ảnh và đặt mũi tên xanh lá trong SEO plugin thì bạn đang thực hiện sai rồi. Hình ảnh nên phản ánh chủ đề bài viết, hoặc đương nhiên, nhằm mục đích minh họa xuyên suốt bài viết.

Đơn thuần xuất phát từ lí do hình ảnh SEO: một hình ảnh được bao quanh bởi bài viết liên quan, sẽ xếp thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của từ khóa đang tối ưu hóa. Chi tiết về hình ảnh SEO sẽ được đề cập sau.

Bạn có thể đã thấy những hình ảnh chúng tôi sử dụng trong bài viết (được chú thích tiêu đề). Chúng tôi đã chèn ảnh bởi một vài lí do:

– Chúng nhấn mạnh tiêu đề và chủ đề bài viết

– Chúng dẫn người đọc đến với bài viết, khi cái được chú ý đầu tiên không phải phần nội dung văn bản.

– Chúng được sử dụng trong OpenGraph tags và Twitter Cards, từ đó, ảnh sẽ được thêm vào các chia sẻ (share) trên mạng xã hội.

Một cách khác nên áp dụng khi thêm ảnh. Nhân tiện, hầu hết các ảnh đại diện (featured images) là stock photo (hình ảnh nhiếp ảnh gia tự chụp và giữ bản quyền). Chúng tôi đã tự tạo chúng bằng cách thêm tiêu đề đồng nhất và lặp lại nhiều lần, biến hình ảnh ban đầu phụ thuộc vào phần văn bản sẵn có trong ảnh, nhưng như đã đề cập, chúng tôi sử dụng hình ảnh cụ thể phục vụ những mục đích khác nhau, không chỉ riêng SEO.

Nếu không thể sử dụng hình ảnh tự chụp, có rất nhiều cách khác để tìm hình ảnh độc đáo và giảm đến mức tối đa việc sử dụng stock photo. Chẳng hạn như Flickr.com là một nguồn ảnh tuyệt đẹp. Tôi cũng yêu thích những bức ảnh được cung cấp bởi một số trang như freeimages.com (từng được biết đến với tên sxc.hu). Bạn nên tránh stock photo dễ nhận ra, và tốt hơn, chọn những bức trông “thật” hơn. Hầu hết ảnh chụp con người trông như stock photo, trừ phi do bạn tự chụp. Cuối cùng, tự chụp vẫn là ý tưởng tuyệt nhất.

Thay vì ảnh, một vài lựa chọn tất yếu là hình minh họa, giống như thỉnh thoảng chúng tôi sử dụng, hoặc biểu đồ, đương nhiên rồi. AnimatedGIFs là một gợi ý xứng đáng được nhắc đến khi chúng càng trở nên phổ biến dạo gần đây.

Animated GIFs vô cùng phổ biến dạo gần đây, nhưng cũng đừng lạm dụng. Nó sẽ làm việc đọc bài viết trở nên thiếu hấp dẫn khi những ảnh động liên tục làm phiền.

Cách tối ưu hóa hình ảnh cho SEO

Lựa chọn tên tệp phù hợp

Hình ảnh SEO bắt đầu với tên tệp phù hợp. Hiển nhiên đây là vị trí đầu tiên để sử dụng từ khóa. Thậm chí không cần nhìn vào hình ảnh thực, bạn muốn Google biết nội dung của bức hình. Đơn giản thôi: nếu hình ảnh của bạn mô tả cảnh hoàng hôn ở Paris với Nhà thờ Đức Bà thì thay vì DSC4536.jpg, tên tệp nên là notre-dame-paris-sunrise.jpg (hoàng-hôn-nhà-thờ-Đức-Bà-Paris.jpg). Từ khóa chính sẽ là Notre Dame (Nhà thờ Đức Bà), cũng là chủ thể của bức ảnh, do đó, tôi đặt cụm từ đó lên đầu tên tệp.

Thay đổi kích thước hình ảnh SEO

Những lần tải trang là một trải nghiệm người dùng (UX) quan trọng, sau đó là về khía cạnh SEO. Thời gian tải trang càng ngắn, càng dễ dàng để ghé thăm và chỉ dẫn trang. Hình ảnh có thể tác động lớn đến thời gian tải trang, đặc biệt khi bạn tải một hình ảnh lớn và để để hiển thị rất nhỏ, chẳng hạn như sử dụng hình ảnh 2500×1500 pixels và để hiển thị ở kích thước 250×150 pixels. Hình ảnh đầy đủ sẽ tiếp tục được tải. Thay đổi kích thước ảnh theo mong muốn. WordPress hỗ trợ bạn thông qua cung cấp hình ảnh ở nhiều kích thước khác nhau sau khi đã tải lên xong. Tuy nhiên, không may rằng việc này không đồng nghĩa với kích thước tệp cũng được tối ưu hóa, mà chỉ đối với riêng kích thước hình ảnh.

Thu nhỏ kích thước tệp

Bước tiếp theo trong hình ảnh SEO: bạn nên đảm bảo hình ảnh được thay đổi kích thước đi đôi với kích thước tệp nhỏ nhất có thể. Dưới đây là một vài công cụ hữu ích. Tất nhiên là bạn có thể chỉ xuất hình ảnh ra một bài kiểm tra để biết chấp nhận được tỷ lệ chất lượng bao nhiêu. Tuy nhiên, cá nhân tôi ưa thích sử dụng hình ảnh chất lượng 100% (đặc biệt với màn hình Retina và các màn hình tương tự)

Bạn vẫn có thể giảm kích thước hình ảnh bằng cách loại bỏ EXIF data chẳng hạn. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những công cụ như ImageOptim hoặc các website như JPEGMini hay PunyPNG. Tôi cũng từng nghe những phản hồi tốt về Kraken.io, nhưng thành thật mà nói, tôi chưa từng dùng qua bao giờ.

Sau khi tải ảnh lên hoàn tất, công cụ như YSlow có thể cho bạn biết liệu việc tối ưu hóa hình ảnh có thành công hay không.

Chèn hình ảnh vào bài báo

Đừng chỉ chăm chăm chỗ nào cũng chèn hình ảnh. Tôi từng đề cập việc chèn hình ảnh gần/trên/trong phần nội dung văn bản liên quan. Nó đã giúp ích rất nhiều – nó đảm bảo nội dung cũng liên quan đến hình ảnh, khi chỉ là một cách thay thế.

Chú thích hình ảnh (caption)

Chú thích hình ảnh là một đoạn văn bản đi kèm với hình ảnh. Đối với hầu hết các ảnh trong bài báo này, chú thích là đoạn văn bản trong khung xám dưới hình ảnh. Tại sao đoạn chú thích này cũng quan trọng đối với hình ảnh SEO? Mọi người để ý phần chú thích khi đọc lướt qua bài báo. Ngay cạnh đầu đề, mọi người thường xem lướt qua hình ảnh bao gồm cả chú thích. Năm 1997, Nielsen thực tế đã từng viết: “Yếu tố nâng cao hiệu quả đọc lướt bao gồm đầu đề, văn bản viết cỡ chữ to, đoạn văn bản in đậm, danh sách mũi tên, đồ thị, chú thích, câu chủ đề và bảng danh mục.” Năm 2012, KissMetric thậm chí khẳng định rằng “Chú thích dưới ảnh được đọc trung bình 300% nhiều hơn phần thân bài, vậy nên nếu không dùng hay dùng không đúng cách đồng nghĩa với chuyện bỏ lỡ cơ hội thu hút một lượng lớn độc giả tiềm năng.”

Vậy chúng ta có nên đặt chú thích cho mọi hình ảnh? Câu trả lời là không. Như đã đề cập, đôi khi, hình ảnh được sử dụng nhằm mục đích khác. Quyết định liệu hình ảnh có sẵn có là thứ bạn muốn sử dụng cũng nhằm mục đích SEO hay không? Đừng quên vấn đề lạm dụng tối ưu hóa, bạn chỉ nên thêm chú thích một khi nó có ý nghĩa đối với người đọc nếu được thêm vào. Hãy suy nghĩ về người đọc trước, đừng thêm chú thích chỉ vì hình ảnh SEO.

Alt text và title text

Alt text (văn bản/siêu văn bản được sử dụng để mô tả và thay thế cho các phần từ trên trang mà người dùng không thể đọc được) được thêm vào hình ảnh, đóng vai trò như phần văn bản mô tả khi hình ảnh, bởi một lí do nào đó, không hiển thị được. Cá nhân tôi không thể đánh giá về nó tốt hơn Wikipedia: “Trong những trường hợp hình ảnh không xem được, có thể bởi họ đã tắt hiển thị hình ảnh trên trình duyệt hoặc đang sử dụng Screen reader do khiếm thị, đoạn văn bản thay thế đảm bảo thông tin hay chức năng không bị mất.” Vậy nên, đừng quên bổ sung alt text. Chắc chắn rằng alt text đã bao trùm toàn bộ từ khóa SEO và liên quan/mô tả hình ảnh.

Khi đang do dự trước một hình ảnh, IE chỉ dẫn alt text như một tooltip. Chrome hiển thị title text, giống nhiệm vụ ban đầu nó từng nhắm đến. Title text cho hình ảnh cũng tương tự vậy và rất nhiều người chỉ đơn thuần sao chép y hệt alt text làm title text. Ngày càng nhiều người bỏ phần này đi. Mục đích của title text là gì chứ? “Title attribute có thể rất hữu dụng, nhưng nó không phải con đường an toàn để cung cấp thông tin trọng yếu. Thay vào đó, nó đem lại con đường thích hợp để cung cấp thông tin thứ yếu, chẳng hạn như sắc thái tâm trạng của hình ảnh, hay ngụ ý trong văn cảnh.” Quả thực nó chỉ phù hợp để tiếp nhận thông tin, và không phụ trách hình ảnh SEO.

Tôi đề cập sử dụng hình ảnh dành cho chia sẻ trên mạng xã hội. Nếu bạn bổ sung thêm thẻ (tag) hình ảnh hợp lý vào phần đầu (head) như này:

<meta property=”og:image” content=”http://example.com/link-to-image.jpg” />

Nhờ đó, hình ảnh sẽ chắc chắn được bao hàm trong chia sẻ (share) trên Facebook (và chẳng hạn như Opengraph cũng được sử dụng cho Pinterest)

WordPress SEO plugin của chúng tôi có phần Social – nơi bạn có thể điều chỉnh và xem trước hình ảnh. Luôn sử dụng hình ảnh chất lượng cao, giống như hình gốc được chèn trong bài đăng, bởi hình ảnh chất lượng cao hơn/kích thước lớn hơn có xu hướng được nền tảng mạng xã hội ưa chuộng hơn. Nếu được thiết lập chính xác nhưng lại không hoạt động, hãy thử xóa cache Facebook trong URL Debugger.

Twitter Card cũng hoạt động tương tự đối với Twitter, và cũng do plugin tạo ra.

Sự liên kết

Thành thật mà nói, đây là điều tôi đặc biệt không thích. Hình ảnh không nên xen ngang đoạn văn bản bên trái. Tôi chắc chắn có những nghiên cứu về vấn đề này nhưng tôi tự nhận hoàn toàn trách nhiệm này về phía mình: Tôi chỉ không thích nó khi đoạn văn bản được trình bày từ phái bên phải hình ảnh, chỉ để nhảy xuống dưới hình ảnh sau đó:

Nếu hình ảnh được chèn rộng ngang với cột văn bản thì không sao cả. Nó thậm chí giúp làm nổi bật hình ảnh.

Lưu ý rằng nó hoàn toàn chẳng tác động đến hình ảnh SEO, nhưng tôi từng thấy cơ hội để bày tỏ ý kiến và sử dụng nó. Tôi nghĩ đối với trải nghiệm người dùng thì nó khá tồi tệ. Hay chí ít để tôi vừa lòng: đừng làm. Cảm ơn rất nhiều.

XML image sitemap

Nếu là một nhà phát triển trang web, bạn có thể băn khoăn về XML image sitemap. Tôi ưu thích cách gọi images in XML sitemap hơn. Google hiểu khá rõ về nó:

Để cung cấp cho Google thông tin về hình ảnh trên trang web, bạn cần bổ sung các thẻ ảnh nhất định vào sitemap. Bạn có thể sư dụng sitemap riêng biệt để liệt kê hình ảnh, hoặc thêm thông tin hình ảnh vào sitemap có sẵn. Hãy chọn phương thức phù hợp với bạn nhất!

Ngay cả lúc trước và bây giờ mọi người hỏi về XML image sitemap. Chúng tôi không tạo ra nó trong plugin, nhưng theo Google khẳng định, thay vào đó, những hình ảnh này được bao hàm trong trang web hay post sitemap. Chỉ kéo chuột xuống trong post sitemap của chúng tôi và nhân thấy rằng chúng tôi đã chèn ảnh vào mọi bài đăng gần đây nhất (có một cột chỉ cho bạn thấy). Thêm ảnh vào XML sitemap giúp Google chỉ dẫn hình ảnh, từ đó phục vụ mục đích hình ảnh SEO tốt hơn.

TL;DR

Hình ảnh SEO là tổng hòa rất nhiều yếu tố. Với khả năng nhận diện các yếu tố trong hình ảnh của Google được cải thiện từng ngày, cũng dễ hiểu khi hình ảnh và những yếu tố của nó đóng góp vào trải nghiệm người dùng, tương tự như SEO. Sẽ là ngu ngốc nếu cố gắng đánh lừa Google.

Ghi nhớ nhừng điều này khi thêm hình ảnh vào bài viết:

– Sử dụng hình ảnh liên quan và phù hợp với văn bản

– Chọn tên tệp hợp lí cho hình ảnh

– Đảm bảo kích thước hình ảnh phù hợp với hình ảnh được hiển thị

– Giảm kích thước tệp để tải nhanh hơn

– Thêm chú thích để đọc lướt trang viết dễ dàng hơn

– Sử dụng alt text; title text là tự chọn

– Thêm OpenGraph và thẻ Twitter Card cho hình ảnh

– Không xen ngang dòng văn bản bên trái bởi hình ảnh

– Sử dụng hình ảnh trong XML sitemap

Ngoài hình ảnh SEO và sử dụng hình ảnh dành cho trai nghiệm người dùng, hình ảnh cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi!