Cách viết nội dung website của bạn 1 cách hiệu quả

Các từ khóa mà người dùng tiềm năng đang tìm kiếm sẽ mang đến cho bạn một chỉ dẫn tuyệt vời về cả nội dung mà họ đang tìm kiếm cũng như các thuật ngữ tìm kiếm mà bạn muốn nhờ đó trang web của mình được xếp hạng trong SERP. Hãy chọn và sắp xếp các từ khóa này thành các danh mục hoặc chủ đề hợp lý. Những chủ đề này, cùng với các liên kết “Trang chủ”, “Thông tin về chúng tôi” và “Liên hệ”, sẽ cung cấp cấu trúc điều hướng chính cho trang web của bạn.

Xác định cấu trúc nội dung

Hãy nhìn vào những chủ đề chính của bạn, những từ khóa mà bạn liên kết với từng chủ đề và những thông tin hoặc nội dung tương ứng mà bạn muốn đưa vào bên dưới mỗi chủ đề đó. Bây giờ hãy xác định hệ thống phân cấp các mục nhỏ hơn (cấp điều hướng thứ 2, thứ 3) trong mỗi chủ đề đó nếu cần cho đến khi bao quát hết các từ khóa mục tiêu. Sắp xếp nội dung sao cho những thông tin quan trọng nhất được tóm lược ở cấp cao nhất, cho phép người dùng đi sâu vào những thông tin chi tiết nhưng ít quan trọng hơn về một chủ đề cụ thể nào đó theo yêu cầu. Cố gắng không đi quá sâu vào các danh mục điều hướng nhỏ hơn – từ trang chủ trở đi, cấp độ vào sâu hơn nữa chỉ ở mức 3 và 4 là đủ.

Các nội dung cơ bản trong website

  1. Trang chủ (Home page): Đây là trang đầu tiên mà khách hàng truy cập vào trang web của bạn. Trang chủ cần cung cấp thông tin về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cũng như giới thiệu các tính năng nổi bật của trang web.
  2. Giới thiệu (About page): Trang này cung cấp thông tin về công ty của bạn, bao gồm lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
  3. Sản phẩm/Dịch vụ (Products/Services page): Đây là trang cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty của bạn cung cấp. Trang này cần cung cấp thông tin chi tiết về tính năng, đặc điểm, giá cả và các thông tin liên quan khác.
  4. Tin tức/Blog (News/Blog page): Trang này cung cấp các bài viết, tin tức hoặc blog liên quan đến ngành nghề của công ty hoặc sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đây là cách để bạn giới thiệu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng.
  5. Liên hệ (Contact page): Trang này cung cấp thông tin liên lạc với công ty của bạn, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, email và biểu mẫu liên hệ để khách hàng có thể gửi thông tin cho bạn.
  6. Chính sách bảo mật (Privacy policy page): Trang này cung cấp thông tin về chính sách bảo mật của công ty trong việc thu thập và sử dụng thông tin khách hàng.
  7. Điều khoản sử dụng (Terms of use page): Trang này cung cấp các điều khoản và điều kiện cho khách hàng sử dụng trang web của bạn.

Tầm quan trọng của trang chủ

Trang chủ thường được coi là một trong những trang quan trọng nhất trên web, nhưng có lẽ nó là một trong những trang ít hữu ích nhất đối với cả doanh nghiệp lẫn khách truy cập trang web. Các trang chủ thường tương đối chung chung để có thể đáp ứng một truy vấn cụ thể của người dùng hoặc dẫn dắt ngay lập tức đến quá trình chuyển đổi như mong muốn của bạn. Thật vậy, rất nhiều người dùng – đặc biệt là những người đến trang web của bạn từ một công cụ tìm kiếm, hoặc nhấp chuột vào một liên kết từ trang web khác hoặc qua quảng cáo trực tuyến – sẽ có xu hướng dừng lại ở một trang nội bộ (internal page) có nội dung tập trung hơn, một trang liên quan đến chủ đề cụ thể mà họ tìm kiếm hoặc nhấp chuột vào. Trang chi tiết sâu hơn này đáp ứng tốt hơn các yêu cầu tức thời của họ.

Bản thân trang chủ là điểm tham chiếu trung tâm cho hoạt động điều hướng nội dung. Một link điều hướng cấu trúc (navigation link54) cùng với phần đầu trang web có thể cho người dùng biết chính xác vị trí của họ trên trang web so với một điểm cố định: trang chủ của bạn. Nó cũng là vị trí trung tâm thuận tiện để người dùng có thể dễ dàng quay lại. Dù “lang thang” ở đâu trên trang web của bạn, người dùng luôn có thể trở về trang chủ chỉ bằng một cú nhấp chuột… điều này đảm bảo họ không “bị lạc”.

Trang chủ phải là “điểm xuất phát” cho toàn bộ nội dung còn lại của trang web, cho phép chuyển hướng bằng một cú nhấp chuột đến mọi phần chính hoặc chủ đề chính và cho mọi người biết ngay lập tức nội dung trang web của bạn, cũng như nó có thể giúp họ như thế nào. Nó cũng là nơi có khả năng làm nổi bật các sản phẩm và dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt, tin tức hay bất cứ thứ gì mà bạn muốn quảng bá trên trang web.

Tránh sử dụng màn hình đơn màu chỉ hiển thị logo của công ty và một nút “Nhấp vào đây để vào trang” – chúng không mang lại lợi ích gì cho người dùng hoặc doanh nghiệp – trong trường hợp tệ hại nhất, chúng là đám rối trên trang web. Tương tự như vậy, những nút nhấp nháy – nút “Bỏ qua” là một trong những nút được nhấp nhiều nhất trên web. Hãy nhớ rằng: bạn muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dùng đạt được các mục đích của họ, vì vậy hãy tránh đặt những rào cản vào giữa họ và nội dung mà bạn cung cấp. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện những cách seo hình ảnh để gia tăng trải nghiệm người dùng và làm tăng time onsite cho trang web của bạn.

Viết nội dung web hiệu quả

Bây giờ, bạn đã xác định được cấu trúc thông tin để đưa nội dung vào. Chúng ta cùng bắt tay vào xây dựng nội dung website thôi nào.

Chờ chút! Đừng mắc phải sai lầm thường xảy ra với các trang web mới. Bạn không thể bê nguyên thông tin quảng cáo ngoại tuyến rồi đặt vào các trang web và ngồi chờ nó mang lại hiệu quả.
Quy tắc quan trọng nhất để viết nội dung hiệu quả trên bất kỳ phương tiện nào là thấu hiểu người xem mục tiêu – nội dung bạn cung cấp càng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, thì nó càng mang lại hiệu quả. Trên web cũng vậy. Sự khác biệt giữa việc viết nội dung web và nội dung báo giấy hiệu quả phản ánh sự khác biệt cốt lõi trong bản chất của đối tượng khách hàng mục tiêu. Báo giấy là một phương tiện tuyến tính, trong khi web có tính năng truy cập ngẫu nhiên; mọi người đọc báo giấy từ đầu đến cuối, trong khi độc giả trực tuyến chỉ đọc lướt và chọn lọc thông tin; độc giả ngoại tuyến kiên nhẫn, độc giả trực tuyến muốn có được thông tin mà mình tìm kiếm ngay lập tức.
Chúng ta đã biết đôi chút về những đặc điểm của người dùng trực tuyến khi xem xét hành vi của người dùng trực tuyến trong chương trước – viết nội dung web hiệu quả là sử dụng những gì chúng ta biết về người dùng web nói chung và người xem mục tiêu của trang web nói riêng, rồi áp dụng những kiến thức đó để truyền tải thông tin dưới định dạng có thể đáp ứng được các nhu cầu của đối tượng độc giả đó:
• Thu hút sự chú ý: Người sử dụng web thường thiếu kiên nhẫn – hãy quên phần giới thiệu hoa mỹ và những mô tả chi tiết đi, thay vào đó, hãy trình bày nội dung thật rõ ràng, súc tích và đi thẳng ngay vào vấn đề.
• Dễ đọc lướt: Tránh những cụm nội dung dài dòng, lan man. Sử dụng các tiêu đề chính, tiêu đề phụ và các ký tự đánh dấu để chia nội dung thành các đoạn ngắn dễ đọc, dễ đọc lướt và dễ hiểu.
• Độc đáo: Nội dung độc đáo là một cách tuyệt vời giúp thu hút người dùng, thiết lập sự liên tưởng quen thuộc và uy tín của bạn, và các công cụ tìm kiếm cũng thích nó.


• Sử dụng tháp ngược: Lối hành văn theo tháp ngược, vốn được sử dụng nhiều trong các câu chuyện trên báo chí rất hiệu quả cho nội dung trên web. Hãy cung cấp những điểm quan trọng nhất của câu chuyện lên đầu, sau đó đưa các thông tin chi tiết hỗ trợ theo mức độ giảm dần xuống dưới. Lý tưởng là làm sao người dùng vẫn có thể nắm bắt được nội dung chính dù dừng lại ở bất cứ đâu.
• Hãy nhất quán: Sử dụng văn phong đơn giản, dễ đọc và đảm bảo thông tin trên toàn trang web nhất quán. Nếu bạn có nhóm chuyên biên tập nội dung cho trang, hãy cân nhắc đến việc phát triển một cuốn sổ tay hướng dẫn văn phong để duy trì sự nhất quán.
• Tâm tình với người đọc: Sử dụng văn phong đàm thoại và viết như thể bạn đang nói chuyện với một cá nhân, chứ không phải với một nhóm người dùng. Điều này sẽ giúp nội dung của bạn thân thiện hơn với người đọc.
• Hãy tìm đọc chương về tiếp thị nội dung trong phiên bản này của UDM – đây chắc chắn sẽ là một trong những khu vực tăng trưởng mạnh nhất của thế giới số trong những năm tới.